Blockchain là gì? Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
Đừng cảm thấy bị ngợp bởi những thuật ngữ mà người ta thường sử dụng để mô tả về “blockchain”. Blockchain chỉ là một cơ sở dữ liệu. Bản chất của bạn cũng không quá phức tạp – bạn có thể tạo nó trên một bảng tính mà không phải mất quá nhiều công sức.
Các cơ sở dữ liệu này có nhiều điểm đặc biệt. Đầu tiên là blockchain chỉ có thể tăng lên. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể thêm thông tin – bạn không thể chọn một ô và xóa dữ liệu đã có sẵn ở đó, hoặc chỉnh sửa nó theo bất kỳ cách nào.
Điểm thứ hai là mỗi bộ dữ liệu thêm vào (gọi là một block hay là “khối”) cơ sở dữ liệu sẽ có liên kết mật mã học với khối trước. Nói một cách đơn giản, mỗi bộ dữ liệu phải có chung một dấu vân tay kỹ thuật số (hash) với khối trước.
Và đơn giản chỉ vậy thôi! Vì các block được liên kết với nhau, tập hợp của chúng sẽ là một chuỗi các khối. Hay như người ta thường gọi là blockchain – chuỗi khối.
Blockchain là bất biến: Nếu bạn thay đổi một khối, dấu vân tay đi với nó cũng sẽ thay đổi. Và vì dấu vân tay đó sẽ phải xuất hiện trong khối tiếp theo, khối tiếp theo cũng sẽ thay đổi. Và điều tương tự sẽ lặp lại với những khối sau đó trong chuỗi. Bạn sẽ tạo ra một hiệu ứng domino, mọi thay đổi đều được phản ánh rõ ràng. Bạn sẽ không thể thay đổi thông tin mà không khiến người khác phải chú ý.
Đã hết chưa?
Bạn đang cảm thấy bị ngợp kiến thức? Không sao cả. Thứ công nghệ ở đây không đơn giản như là Google Sheets. Bất kỳ ai cũng có thể tải xuống block từ những người khác trên mạng lưới để tạo các bản sao blockchain trên máy tính của họ. Đó là chức năng của phần mềm mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
Giả sử bạn và Alice, Bob, Carol cùng Dan đang chạy phần mềm. Bạn nói “Tôi muốn gửi 5 đồng coin cho Bob.” Bạn gửi thông tin này đến tất cả những người khác, nhưng tiền sẽ chưa được gửi đến Bob ngay.
Cùng lúc đó, Carol cũng quyết định gửi cho Alice 5 đồng coin. Cô ấy gửi thông tin này đến toàn mạng lưới. Vào một thời điểm, một người dùng có thể thu thập đủ thông tin để tạo nên một block.
Nếu có người tạo block, thì điều gì sẽ ngăn không cho họ gian lận?
Bạn có thể tạo một block có chứa thông tin “Bob gửi cho tôi 1 triệu coin.” Hoặc mua xe Lamborghini và áo lông thú từ Carol bằng những đồng tiền mà bạn thực chất không có.
Đó không phải là cách mọi thứ hoạt động. Nhờ mật mã học, lý thuyết trò chơi và một thứ gọi là thuật toán đồng thuận, hệ thống sẽ ngăn không cho bạn sử dụng đồng tiền mà bạn không thực sự sở hữu.

Kiến thức blockchain:
. Cơ chế đồng thuận blockchain là gì?
. Proof of Work (PoW) là gì?
. Lý giải về Lặp chi
. Lý thuyết trò chơi và Tiền mã hóa
. Lý giải về Cơ chế kháng lỗi Byzantine
Công nghệ blockchain tương đồng với cơ sở dữ liệu, chỉ khác ở việc tương tác với cơ sở dữ liệu. Để hiểu blockchain, cần nắm được năm định nghĩa sau: chuỗi khối (blockchain), cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng (Distributed), tính toán tin cậy (trusted computing), hợp đồng thông minh (smart contracts) và bằng chứng công việc (proof of work). Mô hình tính toán này là nền tảng của việc tạo ra các ứng dụng phân tán.
Cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng (hay còn gọi là cơ chế đồng thuận phân quyền) (Distributed)
Cơ chế này ngược lại với mô hình cổ điển về cơ chế đồng thuận tập trung – nghĩa là khi một cơ sở dữ liệu tập trung được dùng để quản lý việc xác thực giao dịch. Một sơ đồ phân tán đồng đẳng chuyển giao quyền lực và sự tin tưởng cho một mạng lưới phân tán đồng đẳng và cho phép các nút của mạng lưới đó liên tục lưu trữ các giao dịch trên một khối (block) công cộng, tạo nên một chuỗi (chain) độc nhất: chuỗi khối (blockchain). Mỗi khối kế tiếp chứa một “hash” (một dấu tay độc nhất) của mã trước đó; vì thế, mã hóa (thông qua hàm hash) được sử dụng để bảo đảm tính xác thực của nguồn giao dịch và loại bỏ sự cần thiết phải có một trung gian tập trung. Sự kết hợp của mã hóa và công nghệ blockchain lại đảm bảo rằng sẽ không bao giờ một giao dịch được lưu trữ lại hai lần.
Chuỗi khối (The blockchain) và dịch vụ chuỗi khối
Một chuỗi khối giống như một nơi để lưu trữ dữ liệu bán công cộng trong một không gian chứa hẹp (khối). Bất cứ ai cũng có thể xác nhận việc bạn nhập thông tin vào vì khối chứa có chữ ký của bạn, nhưng chỉ có bạn (hoặc một chương trình) có thể thay đổi được dữ liệu của khối đó vì chỉ có bạn cầm khóa bí mật cho dữ liệu đó.
Vì thế chuỗi khối hoạt động gần giống như một cơ sở dữ liệu, ngoại trừ một phần của thông tin được lưu trữ – header của nó là công khai.
Dữ liệu lưu trữ có thể là một giá trị hoặc một số dư tiền mã hóa. Một chuỗi khối hoạt động như một hệ thống lưu chuyển giá trị thay thế mà không một cá nhân hay tổ chức bên thứ ba nào có thể thay đổi được nó (vì quá trình lưu trữ dữ liệu đã được mã hóa). Nó dựa trên quyền công khai và bí mật, nhìn công khai nhưng kiểm soát bí mật.
Hợp đồng thông minh (smart contracts) và tài sản thông minh
Hợp đồng thông minh là các khối để xây dựng nên các ứng dụng phi tập trung. Một hợp đồng thông minh tương đương với một chương trình nhỏ mà bạn có thể tin tưởng với một đơn vị giá trị và quản lý giá trị đó. Ý tưởng cơ bản đằng sau hợp đồng thông minh là sự quản lý bằng khế ước đối với một giao dịch giữa hai bên liên quan hay nhiều hơn có thể được xác minh theo thứ tự thông qua chuỗi khối, thay vì thông qua một trung gian cụ thể. Sao phải dựa vào một cá nhân hay tổ chức cụ thể trong khi hai hay nhiều bên tham gia có thể đồng thuận lẫn nhau, và khi họ có thể đưa ra các điều khoản và thực thi sự đồng thuận bằng chương trình và các điều kiện, tiền sẽ được chuyển tự động khi điều kiện được đáp ứng.

Tính toán tin cậy (trusted computing)
Khi bạn kết hợp các nền tảng đằng sau mỗi chuỗi khối, cơ chế đồng thuận phi tập trung và hợp đồng thông minh, bạn sẽ nhận ra rằng chúng hỗ trợ cho việc truyền bá các nguồn lực và giao dịch trên một mặt phẳng theo một cách ngang hàng, và trong khi làm điều đó, chúng cho phép các máy tính tin tưởng lẫn nhau ở một mức độ sâu.
Vai trò của chuỗi khối là người xác nhận giao dịch minh bạch, mỗi khối ngang hàng có thể tiếp tục tin tưởng lẫn nhau tuân theo các quy luật tin tưởng tuyệt đối của công nghệ.
Bằng chứng công việc (Proof of work)
Tại trung tâm của hoạt động chuỗi khối là khái niệm then chốt của “bằng chứng công việc”, một phần tầm nhìn được tích hợp sẵn của Satoshi Nakamoto cho vai trò của chuỗi khối trong việc xác thực các giao dịch. Nó được biểu hiện là một rào cản lớn ngăn cản người dùng thay đổi dữ liệu trên chuỗi khối mà không sửa lại bằng chứng công việc.
Bằng chứng công việc là khối then chốt xây dựng nên blockchain vì nó không thể “sửa lại” và được bảo vệ thông qua sức mạnh của hàm hash mã hóa.
Link đăng ký sàn Binance
Hy vọng với những thông tin bài viết vừa được ChillVentures giới thiệu bên trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về thị trường tiền mã hóa, blockchain
@ChillVentures