Coin Web3 là gì? Top 5 đồng coin Web3 nổi bật trong 2022! Web 3.0 (hay Web3) là một chủ đề lớn và thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng Crypto. Vậy đâu là 5 đồng coin Web3 nổi bật trong 2022?
Nếu anh em đang đi tìm cho mình những đồng coin web 3.0 để đầu tư, hay đang thắc mắc về định nghĩa web 3.0 là gì, thì đây sẽ là bài viết giải thích và cung cấp cho anh em về top 5 đồng coin web3 nổi bật có thể tham khảo.
Các bài viết là góc nhìn cá nhân và những thông tin được mình thu thập và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau. Anh em hãy xem đây là kiến thức để bổ sung cho việc đầu tư của mình, tuyệt đối không phải là lời khuyên đầu tư nhé!
1/ Sơ lược về Web3
Web là chữ viết tắt của từ Website – nơi tập hợp thông tin (hình ảnh, các bài báo, mạng xã hội,…) và người dùng có thể truy cập thông qua Internet. Web3 (hay Web 3.0) là version cao cấp hơn của Web, nó được hình thành và phát triển dựa trên các version 1.0, 2.0.
Cũng như các phiên bản trước, Web 3.0 là nguồn cung cấp dữ liệu, thông tin đến với người dùng. Chúng được cải tiến hơn về bảo mật người dùng, có nghĩa chúng ta là người sở hữu chính thông tin của mình không ai có thể can thiệp.
Anh em có thể hiểu rằng các nền tảng từ DeFi, DeFi 2.0, Web cho đến Web 3.0 đều là các ý tưởng từ con người được kỹ thuật hoá. Bản chất của chúng sẽ giống nhau nhưng được cải thiện hơn về những giới hạn.
Ví dụ:
- Web 1.0 sẽ tập trung vào việc chuyển giao thông tin và giới hạn người dùng tương tác.
- Web 2.0 sẽ mở rộng việc tương tác thông qua các dApps như Facebook, Youtube, Twitter,…
- Web 3.0 được ra đời để giúp đưa ý tưởng của con người tiến xa hơn không phụ thuộc và khuôn khổ và bất cứ trung gian nào.
Mình sẽ giải thích sơ về các nền tảng như sau:

- Web 1.0: Cung cấp thông tin để người dùng đọc, chỉ nhà phát triển mới có thể tạo ra các dữ liệu đấy. Không hỗ trợ nếu anh em muốn đóng góp ý tưởng hay tạo ra dữ liệu cá nhân.
- Web 2.0: Hỗ trợ đọc, ghi, tương tác. Bất kỳ ai cũng có thể là người đóng góp, sáng tạo ý tưởng trên web.
- Web 3.0: Giao thức web (SSH, TCP, HTTP) & native payments (tương tự như P2P)
Đội ngũ CoinChill đã có bài viết phân tích cụ thể về Web3 cũng như tiềm năng của lĩnh vực này, anh em tham khảo thêm: Web3 là gì?
2/ Web3 Tech Stack là gì?

Nếu nói dễ hiểu hơn thì Web3 là nền tảng mà chúng ta đã và đang sử dụng hiện tại, nó không phải là một trend như meme coins, animal, NFT,… Có thể hiểu rằng Web3 là tầm nhìn xa hơn của con người, nó mang tính không biên giới, phi tập trung và là hệ sinh thái lớn.
Vì là một hệ sinh thái thì Web3 sẽ có các lớp layer đảm nhiệm từng vai trò khác nhau lần lượt từ L0 – L4.
3/ Top 5 coin Web3 nổi bật trong 2022
Web3 là một phạm trù khá rộng, trong Web3 sẽ có nhiều sector/ stack (phân khúc) khác nhau. Các phần trong đó gồm như Data Management, File Storage, Content Creation and Distribution, IoT, Smart Contract Platforms, Shared Compute, Al, Decentralized Exchanges, Social Media, Application Development, Virtual and Augmented Reality, Misc,…

Trong bài viết này, mình sẽ nói về 5 coins web3 ranking top hiện tại (theo Messari Tháng 1/2022)!
3.1 Chainlink (LINK)
Như anh em đã biết, Chainlink là một mạng lưới Oracle phi tập trung, làm trung gian cho các hợp đồng thông minh (Smart Contract) và data bên ngoài, cho phép cung cấp dữ liệu ngoài chuỗi (off-chain) vào trong blockchain (on-chain) và ngược lại. Vốn dĩ Smart Contract không có khả năng tương tác với bất kỳ nguồn dữ liệu nào bên ngoài Blockchain, nên vấn đề mà Chainlink đang giải quyết là về khả năng kết nối (Connectivity).
Chainlink sẽ trao quyền cho các nhà phát triển hợp đồng thông minh xây dựng các dApp trên nhiều blockchain khác nhau như Ethereum, Binance Smart Chain, Solana, Polygon, Cardano,… Mạng Oracle phi tập trung được thiết kế để nâng cao và mở rộng khả năng của các Smart Contract trên một chuỗi khối.
Tìm hiểu: Chi tiết về LINK Token
Sẽ có 3 phần chính anh em có thể thấy trong sơ đồ bên dưới, gồm Blockchain, Storage (lưu trữ) và Executable (tính toán).
Chainlink cũng là một dự án thuộc Web3 và nằm trong nhóm Data Management (quản lý dữ liệu). Các dữ liệu được đưa thông qua Chainlink được xem như điều kiện để kích hoạt Smart Contract hoạt động và tạo dữ liệu đầu ra.
Nói cách khác, Chainlink sử dụng Oracle để kết nối vào Ethereum, cung cấp thêm dữ liệu (thời gian, API,…) để thực thi Smart Contract.
Anh em có thể tham khảo thêm một vài dự án thuộc Data Management khác: Big Data Protocol, Elastos, PARSIQ, DIA, Tellor, Streamr, API3, Band Protocol, Radicle, Akash Network, Orchid, Mask Network, NuCypher, Ocean Protocol,…
3.2 Filecoin (FIL)
Filecoin là một Decentralized Storage Network (Mạng lưu trữ phi tập trung) được thiết kế để lưu trữ thông tin của người dùng. Nó cũng là một mạng lưu trữ ngang hàng các tệp dữ liệu trên Internet.
Giải pháp mà Filecoin mang lại là tối đa chi phí khi lưu trữ dữ liệu, các thông tin của chúng ta khi được lưu trữ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, an toàn và lưu chuyển dễ dàng hơn. Ngoài ra, Filecoin cũng là một dự án nằm trong Web3 thuộc nền tảng File Storage (lưu trữ).
Cách hoạt động của Filcoin cũng tương tự các dự án storage khác là người dùng cần trả tiền để lưu trữ các dữ liệu cá nhân, dung lượng và thời gian lưu trữ luôn sẵn có trong hệ thống. Dĩ nhiên sau khi lưu trữ thì anh em có quyền truy xuất chúng (bằng các thiết bị cầu nối khác). Ngoài ra, người tham gia lưu trữ còn có thể khai thác được phần thưởng qua việc tham gia vào hệ sinh thái Filecoin.
Tìm hiểu: Chi tiết về FIL token
Một vài dự án thuộc sector File Storage khác: Arweave, Siacoin và Storj,… đa phần các nền tảng lưu trữ này đều dựa trên thuật toán đồng thuận thế hệ mới Proof of Access. Để tìm hiểu chi tiết anh em có thể click vào từng mục trên để xem nhé.
3.3 Theta Network (THETA)
Theta Network là một Blockchain protocol, bằng cách tính hợp các nền tảng Streaming Thetan giúp cho quá trình tạo lập, phân phối nội dung hiệu quả hơn. Mảng nội dung mà Thetan đang hướng đến chủ yếu là các sự kiện chương trình thể thao, E-Sports, âm nhạc, gaming,…
Nếu anh em đã từng tham gia vào các phòng stream trên youtube thì Thetan Network cũng khá giống với các video đó, nhưng mục đích Theta Network mang lại là cải thiện chất lượng video streaming (như hạn chế giật, lag, và chất lượng video vẫn đảm bảo); tiếp đó là chi phí cơ sở hạ tầng cho các video streaming platform cao và cuối cùng là hệ sinh thái tập trung và kém hiệu quả.
Thường các buổi stream như thế nhằm kéo lượt xem (view) của người dùng, nếu tỷ lệ view càng cao thì lợi nhuận của người sáng tạo nội dung (creator) càng lớn. Theta Labs đã ra mắt Thetan Mainnet 3.0, nâng cấp các node Elite Edge, tăng mức tương tác, phần thưởng của người dùng và tiết kiệm chi phí nội dung (CDN),…
Và cơ chế xoay chuyển của Thetan sẽ đi từ Validator, Guardian, Elite Edge Node, Peer Connection và Signature share.
Tìm hiểu: Chi tiết về THETA Token
Theta Network đã có các node kết hợp cùng các doanh nghiệp lớn như Google, Sony, Samsung, CAA. Trong blockchain còn có Binance, Blockchain, Gumi, DHVC,… Với mục đích trở thành thế hệ giải trí blockchain tiếp nối, tham vọng xa hơn Theta là xây dựng một hệ sinh thái vào năm 2022 tới này, kéo theo đó là việc ra mắt token TDROP, xem thêm tại đây.
Theta Network thuộc sector về Content Creation and Distribution (tao và phân phối nội dung), ngoài ra còn có các dự án khác như LBRY Credits, Steem, Hive và Audius,… anh em có thể tham khảo thêm.
3.4 Helium (HNT Coin)
Thông qua các công nghệ được cải tiến của mình, Helium cho phép người dùng có thể xây dựng cơ sở hạ tầng với chi phí rẻ, có tính bảo mật, gửi hoặc nhận dữ liệu từ internet.
Theo đánh giá, trong tương lai, giá trị của HNT sẽ tăng lên gấp đôi, thậm chí tăng lên gấp 3 với những dự án cũng như sự phát triển không ngừng của dự án.
Helium là một dự án phi tập trung chạy trên các thiết bị IOT với công nghệ blockchain. Mục đích của dự án là dùng để định tuyến cho các thiết bị IOT tầm xa.
Helium Hotspot
Đây là một thiết bị phần cứng có giá thành tương đối rẻ được xây dựng xây dựng và phân phối bởi Helium. Thiết bị này vừa là một điểm phát sóng và truy cập không dây trên mạng lưới Helium vừa là công cụ để khai thác token HNT nhằm mang lại thu nhập thụ động hàng tháng.
Helium Console
Đây là một công cụ để quản lý, điều hành thiết bị cho phép các nhà phát triển có thể đăng ký, xác thực và quản lý thiết bị của họ trên Helium Network. Bên cạnh các tính năng quản lý thiết bị, Helium Console còn cung cấp các kết nối có sẵn để định tuyến dữ liệu thiết bị qua HTTP hoặc MQTT.
Các tính năng quản lý thiết bị cụ thể của Helium Console bao gồm:
- Tổ chức cấu trúc với nhãn và cấp quyền sử dụng cho người dùng.
- Đăng ký ID thiết bị, giới thiệu và xác thực một cách an toàn.
- Hỗ trợ sử dụng Data Credits trong mạng Helium.
LongFi
LongFi có chức năng kết hợp giao thức không dây LoRaWAN với blockchain Helium để mọi thiết bị LoRaWAN có thể truyền dữ liệu dễ dàng trong Helium Network. Các tính năng cụ thể như sau:
Tích hợp các thiết bị dễ dàng: LongFi cho phép người dùng tích hợp nhiều thiết bị mà không cần cấu hình bổ sung hoặc sự trợ giúp của bên thứ ba.
Chuyển vùng thiết bị: Các thiết bị tích hợp ánh xạ với ID sẽ được lưu trữ trên blockchain và có thể gửi dữ liệu trong mạng qua bất kỳ điểm phát sóng nào.
Kiếm token HNT: LongFi cho phép chủ thiết bị tìm mã token HNT khi thiết bị của họ truyền dữ liệu qua mạng.
Hỗ trợ LoRaWAN: Mọi thiết bị hoặc cảm biến LoRaWAN đều có thể truyền dữ liệu trong Helium Network với yêu cầu cấu hình tối thiểu.
Helium Tabs
Helium Tabs là một trình theo dõi các vị trí đã được kết nối với mạng Helium. Ứng dụng này có thể theo dõi một số thứ như chó mèo, hành lý, chìa khóa và các tài sản khác trong phạm vi phủ sóng của mạng Helium.
Tìm hiểu: Chi tiết về HNT Coin
3.5 The Graph (GRT)
The Graph là một giao thức cho phép lập chỉ mục (index) và truy vấn dữ liệu từ Blockchain, đồng nghĩa bất kỳ ai cũng có thể truy cập để xây dựng và publish các API (Subgraph). The Graph hỗ trợ nhiều Blockchain như Ethereum, Polkadot, Near, Solana, Fantom, Celo…
The Graph là một dự án thuộc mục quản lý dữ liệu trong Web 3.0, đáp ứng được các vấn đề về tốc độ, chi phí và việc xử lý dữ liệu. Nếu truy xét về cách hoạt động, The Graph đang giải bài toán rất lớn về Data cung cấp cho các ứng dụng dApp trên nền tảng Web 3.0 – gần như cánh cổng để bước vào Web 3.0.
Tìm hiểu: Chi tiết về GRT Token
Hệ sinh thái The Graph gồm 4 phần chính là:
- Indexers: Người tạo ra node.
- Curators: Nhà phát triển subgraph.
- Delegators: Đóng vai trò bảo mật trong mạng lưới.
- Consumers: Người dùng cuối trong hệ thống.
Từ sau khi web 3.0 được chú ý, GRT cũng đã không ngừng tăng trưởng khi liên tục lọt top trending Việt Nam, top gainers mỗi tuần,… Trước đó đội ngũ CoinChill cũng đã dự phóng được tương lai về Web 3.0 và GRT từ năm 2020 với bài giới thiệu về The Graph, anh em có thể xem lại tại đây.
Thực tế không phải Web 3.0 là trend, mà nó là nền tảng mới cho xã hội hoá hiện nay, các dự án cũng sẽ thích nghi theo thời gian và ứng dụng để phù hợp.
Kết luận
Nếu anh em đang đi tìm cho mình một dự án Web 3.0 để đầu tư thì có thể chia nhỏ chúng (theo stack) để tìm hiểu trước khi fomo theo giá trị của những đồng coin đã tăng mạnh. Hy vọng nội dung trong bài viết này sẽ giúp anh em hiểu hơn về Web 3.0 cũng như những đồng coin web3 nổi bật.
Nguồn tham khảo: Messari, The Bloomberg,…
⚠ Tất Cả Chỉ Vì Mục Đích Thông Tin Và Không Được Xem Là Lời Khuyên Đầu Tư. Bạn nên tự tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định đầu tư. CoinChill không phải là đơn vị tư vấn tài chính và sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến việc đầu tư của bạn. CoinChill cũng sẽ không bao giờ chủ động nhắn tin cho bạn trước. CoinChill chỉ trả lời tin nhắn.
@CoinChill